Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Đà”
→Tiểu sử: aa |
n Đã lùi lại sửa đổi của 1.55.15.202 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01 Thẻ: Lùi tất cả |
||
Dòng 20: | Dòng 20: | ||
Hoa Đà là người ở [[huyện Tiêu]], nước Bái thuộc [[Dự Châu]] (nay là [[Bạc Châu]], tỉnh [[An Huy]]), là đồng hương của [[Tào Tháo]]. |
Hoa Đà là người ở [[huyện Tiêu]], nước Bái thuộc [[Dự Châu]] (nay là [[Bạc Châu]], tỉnh [[An Huy]]), là đồng hương của [[Tào Tháo]]. |
||
Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Có lần ông đã chữa cho |
Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Có lần ông đã chữa cho [[Lữ Bố]] khi bị gãy chân. Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm<ref name="ReferenceA">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 282</ref>, sai người triệu ông đến chữa trị. Do [[dược phẩm|thuốc]] của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông được giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những lúc bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà [[châm cứu]] cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều. |
||
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục. |
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục. |
Phiên bản lúc 13:52, ngày 14 tháng 9 năm 2020
Hoa Đà
| |
---|---|
Tự | Nguyên Hóa (元化) |
Thông tin chung
| |
Chức vụ | Thầy thuốc |
Sinh | 145 Huyện Tiếu, nước Bái |
Mất | 208 |
Hoa Đà (chữ Hán: 華佗; 145 - 208[1]), biểu tự Nguyên Hóa (元化), là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ trong Trung Quốc mà trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y (建安三神醫); cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.
Tiểu sử
Hoa Đà là người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy), là đồng hương của Tào Tháo.
Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Có lần ông đã chữa cho Lữ Bố khi bị gãy chân. Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm[2], sai người triệu ông đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông được giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những lúc bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.
Năm Kiến An thứ 24 (219), Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà[2]. Tháng giêng năm sau (220), Tào Tháo qua đời khi ở tuổi 66, để lại sự nghiệp cho con trai Tào Phi.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa
Theo tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hoa Đà được biết đến chủ yếu là người đã chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. (Thực tế Hoa Đà chết từ năm 208, trước đó từ lâu).
Hoa Đà được cho là đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là Ma phí tán (麻沸散), 1600 năm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật.
Cũng theo tiểu thuyết này, Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền.
Hoa Đà được cho là người sáng tác ra Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim
-
Minh họa Thần y Hoa Đà
-
Hoa Đà nạo vết thương cho Quan Vũ
-
Hoa Đà tập Ngũ Cầm Hí
-
Tượng Hoa Đà tại đền Long Sơn, Đài Loan
Xem thêm
Tham khảo
- ^ de Crespigny, Rafe (2007). A biographical dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23–220 AD). Brill. tr. 332. ISBN 978-90-04-15605-0.
- ^ a b Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 282
- Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
- Tam quốc chí.
- Hậu Hán thư.
- Chen Jinhua 陈金华. 2007. Philosopher, Practitioner, Politician: The Many Lives of Fazang (643-712). Brill.
- Chen Yinque 陈寅恪. 1977. "Sanguozhi Cao Chong Hua Tuo zhuan yu fojiao gushi" (Biographies of Cao Chong and Hua Tuo in the Sanguozhi and their relationship with Buddhist legends), Chen Yinque xiansheng quan ji (Collected works of Chen Yinque), Jiushi chuban. (tiếng Trung)
- DeWoskin, Kenneth J. 1983. Doctors, Diviners and Magicians of Ancient China: Biographies of Fang-Shih. Columbia University Press.
- Fan, Ka Wai. 2004. "On Hua Tuo's Position in the History of Chinese Medicine," The American Journal of Chinese Medicine, 32.2:313-320.
- Giles, Herbert A. 1897. A Chinese Biographical Dictionary. Kelly & Walsh.
- Giles, Lionel. 1912. Taoist Teachings from the Book of Lieh-Tzŭ. Wisdom of the East.
- Giles, Lionel. 1948. A Gallery of Chinese Immortals. J. Murray.
- Li Hui-Lin. 1973. "The Origin and Use of Cannabis in Eastern Asia: Linguistic-Cultural Implications", Economic Botany 28.3:293-301.
- Lu Gwei-Djen and Joseph Needham. 2002. Celestial Lancets: A History and Rationale of Acupuncture and Moxa. Routledge.
- Mair, Victor H., tr. 1994. "The Biography of Hua-t'o from the History of the Three Kingdoms, in The Columbia Anthology of Traditional Chinese Literature, ed. by Victor H. Mair. Columbia University Press. 688-696.
- Salguero, C. Pierce. 2009. "The Buddhist medicine king in literary context: reconsidering an early medieval example of Indian influence on Chinese medicine and surgery", History of Religions 48.3:183-210.
- Schuessler, Axel. 2007. An Etymological Dictionary of Old Chinese. University of Hawaii Press.
- Smith, Frederick P. 1871. Contributions towards the Materia Medica and Natural History of China. Trubner & Co.
- Veith, Ilza. 1966. Huang Ti Nei Ching Su Wen; The Yellow Emperor's Classic of Internal Medicine. University of California Press.
- Wang Zhenguo and Ping Chen. 1999. History and Development of Traditional Chinese Medicine. IOS Press.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hoa Đà. |
Tứ đại danh y Trung Hoa |
---|
Biển Thước • Hoa Đà • Trương Trọng Cảnh • Lý Thời Trân |