[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Chỉnh nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Ngọc Xuân bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:44, ngày 20 tháng 7 năm 2018 (clean up). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.


Chỉnh nha
Nghề nghiệp
TênBác sĩ chỉnh nha
Loại nghề nghiệp
Chuyên môn
Ngành nghề hoạt động
Nha khoa
Mô tả
Yêu cầu học vấn
Bằng cấp nha khoa
Lĩnh vực
việc làm
Bệnh viện, cơ sở tư nhân
Lương bình quân
$121,000[1]

Chỉnh nha hay còn gọi là chỉnh hình răng hàm mặt dùng các phương pháp nắn chỉnh răng là chuyên khoa đầu tiên trong lĩnh vực nha khoa. Bác sĩ chinh nha là người tốt nghiệp chuyên ngành nha khoa sau khi được đào tạo chuyên biệt về lĩnh vực này tại các trường đại học có chuyên ngành nha.

Chuyên khoa này được tạo dựng bởi những nỗ lực của các nha sĩ tiên phong đi đầu là Edward Angle và Norman William Kingsley. Chuyên khoa chủ yếu thực hiện các công việc như chẩn đoán, ngăn ngừa, nắn chỉnh răng và xương hàm lệch lạc.

Thuật ngữ chỉnh nha (Orthodontics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ trong đó orthos ("chỉnh", "xếp thẳng") và -odont- ("răng").[2]

Lịch sử

Mũ chỉnh nha đầy đủ gồm đầu mũ, dây đai điều chỉnh, facebow và dây chun.

Lịch sử của chỉnh nha có liên hệ mật thiết với lịch sử nha khoa trong hơn 2000 năm.[3] Nha khoa có nguồn gốc là một phần của nền y học. Theo Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra những xác ướp cổ với các dải kim loại quấn quanh răng mỗi người.[4]

Sai lệch khớp cắn không phải là bệnh mà là sự sắp xếp răng không bình thường và cách các răng trên và dưới ăn khớp với nhau. Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn khác nhau,[5][6] nhưng số liệu sử dụng phương pháp chỉnh nha,[7][8] trong đó phân loại các sai lệch khớp cắn ở mức độ nghiêm trọng, Có thể nói rằng gần 30% dân số hiện nay có lệch lạc khớp đủ nghiêm trọng để hưởng lợi từ phương pháp chỉnh nha.[9]

Điều trị chỉnh nha có thể chỉ tập trung vào việc dịch chuyển các răng, hoặc giải quyết bằng việc kiểm soát và sửa đổi sự phát triển của xương mặt. Trong trường hợp thứ hai nó được định nghĩa rõ hơn là "nha khoa chỉnh hình răng hàm mặt". Trong những sai lệch khớp cắn trầm trọng có thể là một phần của những bất thường liên quan tới sọ mặt, ban giám đốc quản lý thường yêu cầu một sự kết hợp của chỉnh nha với mũ chỉnh hình hoặc mặt nạ kéo đảo chiều hoặc phẫu thuật hàm hoặc or phẫu thuật làm thẳng xương hàm.[10][11]

Điều này thường đòi hỏi đào tạo bổ sung, ngoài việc đào tạo đặc biệt trong ba năm chính thức. Chẳng hạn như ở Mỹ, các bác sĩ chỉnh nha có ít nhất một năm dưới hình thức học bổng, gọi là 'Craniofacial Orthodontics', để được đào tạo bổ sung trong công tác quản lý chỉnh nha về các bất thường sọ và mặt.[12][13]

Các phương pháp

Đối với điều trị chỉnh nha toàn diện, dây kim loại được đưa vào mắc cài chỉnh nha (niềng răng cố định) làm từ thép không gỉ hoặc một vật liệu sứ thẩm mỹ hơn. Các dây phối hợp với các mắc cài để dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn.

Phương pháp nắn chỉnh răng không mắc cài Invisalign hoặc các khay sắp xếp răng thẳng hàng khác gồm các khay nhựa trong suốt giúp răng di chuyển. Các thiết bị cơ năng thường được dùng để chuyển hướng sự phát triển của xương hàm.[14]

Niềng răng mắc cài, với chun chuỗi, được tháo bỏ khi quá trình điều trị kết thúc.

Các thiết bị bổ sung như khí cụ tháo lắp ("plates"), mũ chỉnh nha, khí cụ nong hàm và nhiều thiết bin khác có thể sử dụng để di chuyển răng và xương hàm. Các thiết bị chức năng ví dụ để sử dụng cho các bệnh nhân còn ở độ tuổi đang phát triển (tuổi từ 5 đến 14) với mục đích thay đổi kích thước hàm và mối tương quan hai hàm nếu thay đổi. Phương pháp này, được gọi là chỉnh hình nha khoa răng hàm mặt, thường được thực hiện bằng phương pháp đa trị liệu cố định ("niềng răng mắc cài hai hàm") để sắp xếp các răng và tinh chỉnh sự chen chúc của răng.

Hàm duy trì Hawley là một trong những loại hàm duy trì phổ biến nhất dùng sau khi tháo mắc cài. Ảnh cho thấy cả hai mặt trên và dưới của hàm duy trì.

Kỹ thuật chỉnh răng (Orthodontia) là chuyên khoa của nha khoa liên quan đến điều chỉnh sai lệch khớp cắn và răng khấp khểnh (crooked teeth). Điều trị chỉnh nha có thể giúp khắc phục răng của bệnh nhân và đưa răng về đúng vị trí. Các nha sĩ chỉnh nha thường sử dụng các mắc cài hoặc các khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng của bệnh nhân.[15]

Nha sĩ thực hiện trên phương diện hài hòa toàn bộ gương mặt thay vì chỉ tập trung vào răng. Sau một quá trình điều trị chỉnh nha tích cực, các bệnh nhân thường đeo hàm duy trì (retainers) (dụng cụ cố định răng), giúp duy trì răng ở vị trí đã được cải thiện trong khi các xương xung quanh cải tạo quanh chúng. Các loại hàm duy trì thường được đeo toàn thời gian trong một thời gian nhất định, ở mọi nơi từ vài ngày tới một năm, sau đó là bán thời gian (thường vào ban đêm khi ngủ) cho đến khi nha sĩ chỉnh nha khuyến cáo được bỏ. Có thể làm răng giữ thẳng hàng mà không đeo hàm duy trì thường xuyên.

Tuy nhiên, có nhiều lý do dẫn đến việc răng sẽ xô lệch khi một người càng lớn tuổi, dù người đó đã từng điều trị chỉnh nha hay không; do đó không có gì đảm bảo răng sau nắn chỉnh sẽ xếp thẳng hàng mãi mãi nếu như không đeo hàm cố định duy trì. Vì lý do này, nhiều bác sĩ chỉnh nha quy định thời gian đeo hàm duy trì ban đêm hoặc một nửa thời gian và kéo dài trong nhiều năm sau khi bệnh nhân kết thúc quá trình chỉnh nha (có thể tới trọn đời). Các bệnh nhân chỉnh nha ở tuổi trưởng thành có nhiều khả năng phải đeo hàm duy trì trong suốt cuộc đời.

Tham khảo

  1. ^ “Orthodontist Salary”. Salary.com. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ "orthodontics".. Random House Webster's Unabridged Dictionary.
  3. ^ Milton B. Asbell; Cherry Hill; N. J. (tháng 8 năm 1990). “A brief history of orthodontics”. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 98 (2): 176–183. doi:10.1016/0889-5406(90)70012-2.
  4. ^ http://www.archwired.com/HistoryofOrtho.htm
  5. ^ McLain JB, Proffitt WR (tháng 6 năm 1985). “Oral health status in the United States: prevalence of malocclusion”. Journal of Dental Education. 49 (6): 386–397. PMID 3859517.
  6. ^ Borzabadi-Farahani A, Borzabadi-Farahani A, Eslamipour F (tháng 10 năm 2009). “Malocclusion and occlusal traits in an urban Iranian population. An epidemiological study of 11- to 14-year-old children”. European Journal of Orthodontics. 31 (5): 477–484. doi:10.1093/ejo/cjp031. PMID 19477970.
  7. ^ Borzabadi-Farahani A. (tháng 10 năm 2009). “An insight into four orthodontic treatment need indices”. Progress in Orthodontics. 12 (2): 132–142. doi:10.1016/j.pio.2011.06.001. PMID 22074838.
  8. ^ Borzabadi-Farahani, A, Borzabadi-Farahani, A (tháng 8 năm 2011). “Agreement between the index of complexity, outcome, components of the index of orthodontic treatment need”. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 140 (2): 233–238. doi:10.1016/j.ajodo.2010.09.028. PMID 21803261.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Borzabadi-Farahani, Ali (2011). “An Overview of Selected Orthodontic Treatment Need Indices”. Trong Naretto, Silvano (biên tập). Principles in Contemporary Orthodontics. In Tech. tr. 215–236. doi:10.5772/692. ISBN 978-953-307-687-4.
  10. ^ Akram A, McKnight MM, Bellardie H, Beale V, Evans RD (tháng 2 năm 2015). “Craniofacial malformations and the orthodontist”. Br Dent J. 218 (3): 129–41. doi:10.1038/sj.bdj.2015.48. PMID 25686430.
  11. ^ Pedro E. Santiago; Barry H. Grayson. (tháng 2 năm 2009). “Role of the Craniofacial Orthodontist on the Craniofacial and Cleft Lip and Palate Team”. Seminars in Orthodontics. 15 (4): 225–243. doi:10.1053/j.sodo.2009.07.004.
  12. ^ Joseph G. McCarthy (tháng 2 năm 2009). “Development of Craniofacial Orthodontics as a Subspecialty at New York University Medical Center”. Seminars in Orthodontics. 15 (4): 221–224. doi:10.1053/j.sodo.2009.07.003.
  13. ^ ADA Accredited programs in Craniofacial and Special Care Orthodontics, Retrieved March 8, 2015, from ADA: American Dental Association: https://www.aaoinfo.org/sites/default/files/community_docs/ADA%20Accredited%20programs%20in%20Craniofacial%20and%20Special%20Care%20Orthodontics.pdf
  14. ^ Rome. "Ultimate Braces Guide". Orthodontist National Directory. July 6, 2017.
  15. ^ Braces and Orthodontia. (n.d.). Retrieved November 2, 2010, from ADA: American Dental Association: http://www.ada.org/3061.aspx