[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Falco rupicolus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do SongVĩ.Bot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 00:12, ngày 8 tháng 12 năm 2021 (Task 6: Làm đẹp bản mẫu). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Falco rupicolus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Falconiformes
Họ (familia)Falconidae
Chi (genus)Falco
Loài (species)F. rupicolus
Danh pháp hai phần
Falco rupicolus
Daudin, 1800
Phân loài
Không có
Danh pháp đồng nghĩa

Falco tinnunculus rupicolus Daudin, 1800

Falco tinnunculus interstictus (lapsus)

Falco rupicolus là một loài chim săn mồi trong họ Cắt (Falconidae). Trước đây, nó được coi là một phân loài cắt lưng hung (Falco tinnunculus).[1][2]

Loài này sống ở châu Phi (từ tây bắc Angola và nam Cộng hoà Dân chủ Congo đến nam Tanzania, lan về phía nam đến Nam Phi).[3]

Mô tả

Đây là một loài cắt cỡ vừa, dáng thon gọn, cao 30–33 cm.[3][4] Cắt trống trưởng thành nặng 183g-254g, cắt mái nặng 190g-280g.[3]

Phân bố và môi trường sống

Loài này sống trên một vùng trải dài từ Angola, về phía nam qua Congo, đến Tanzania, rồi lan đến Nam Phi.[3] Nơi loài này vắng mặt hay hiếm gặp bao gồm bắc-đông bắc Namibia, Botswana, nam Mozambique, vùng Lowveld, còn ở Zimbabwe, nó chỉ sống tại vùng cao địa trung và đông.[3] Loài này ưa chỗ khô hạn,[2] nhưng cũng có mặt trong vùng bán khô hạn.[3]

Hiện trạng

Loài này sống phổ biến trong nhiều khu bảo tồn, nên hiện không bị đe doạ.[3]

Nguồn tham khảo

  1. ^ “South African or Rock Kestrel (Falco rupicolus)”. www.beautyofbirds.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ a b Groombridge, J.J (2002). “A molecular phylogeny of African kestrels with reference to divergence across the Indian Ocean”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 25: 267–277. doi:10.1016/s1055-7903(02)00254-3.
  3. ^ a b c d e f g Hockey, P.A.R; Dean, W.R.J; Ryan, P.G. (2005). Roberts - Birds of southern Africa. Trustees of the John Voelcker bird book fund. ISBN 0620340533.
  4. ^ Barnard, P. (1986). “Windhovering patterns of three African raptors in montane conditions”. Ardea. 74: 151–158.