[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Lamprophiidae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lamprophiidae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Phân thứ bộ (infraordo)Alethinophidia
Họ (familia)Lamprophiidae
Fitzinger, 1843[1]
Phân họ

Lamprophiidae là một họ rắn[2] được tìm thấy chủ yếu ở châu Phi, nhưng cũng sinh sống tại miền tây châu Á và miền nam châu Âu.[3] Một ít loài cũng sinh sống tới khu vực đông nam châu Á. Tại thời điểm tháng 4 năm 2019 người ta công nhận 322 loài thuộc họ này.[4]

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Lamprophiidae là nhóm rắn rất đa dạng. Nhiều loài sống trên mặt đất nhưng một số loài là đào bới (như Amblyodipsas), sống trên cây (như Langaha) hay bán thủy sinh (như Lycodonomorphus). Một số di chuyển nhanh (như Psammophis) trong khi một số lại chậm chạp (như Duberria). Chúng được tìm thấy trong sa mạc, đồng cỏ, rừng ôn đới và nhiệt đới, thảo nguyên và núi non. Thức ăn của chúng là bò sát, lưỡng cư, chim, thú, cá và động vật không xương sống. Một số loài sử dụng cơ chế xiết để làm ngạt thở con mồi (như Boaedon), trong khi các loài khác có nọc độc và nguy hiểm đối với con người (như Atractaspis). Hình thái học bộ răng trong phạm vi họ Lamprophiidae có lẽ là biến đổi nhiều hơn so với bất kỳ họ rắn nào khác. Phần lớn các loài là rắn đẻ trứng.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các loài trong họ Lamprophiidae trong quá khứ được coi là thành viên của phân họ Lamprophiinae trong họ Colubridae. Phân loại dưới đây lấy theo Pyron et al. (2010)[3], khi phát hiện cho rằng Lamprophiidae có quan hệ họ hàng gần hơn với Elapidae đã được lặp lại trong một số nghiên cứu khác.[5][6][7][8] Cùng nhau các nhóm này tạo thành một nhóm mà người ta gọi là Elapoidea. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy Elapidae lồng sâu bên trong Lamprophiidae[7][8], một phát hiện mà nếu được xác nhận thì sẽ cần thiết phải có các sửa đổi phân loại học để phục hồi tính đơn ngành trong phạm vi Elapoidea.

Chi và loài

[sửa | sửa mã nguồn]
psammophiine, Malpolon monspessulanus
pseudaspidine, Pseudaspis cana
Một pseudoxyrhophiine, Leioheterodon madagascariensis

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fitzinger L. 1843. Systema Reptilium, Fasciculus Primus, Amblyglossae. Vienna: Braumüller & Seidel. 106 pp. + indices.
  2. ^ a b c d e f g h i “Lamprophiidae - Die Systematik”. www.dahmstierleben.de.
  3. ^ a b Pyron R. A., Burbrink F. T., Colli G. R., Montes de Oca A. N., Vitt L. J., Kuczynski C. A., Wiens J. J., 2010. The phylogeny of advanced snakes (Colubroidea), with discovery of a new subfamily and comparison of support methods for likelihood trees. Mol. Phylogenet. Evol. 58: 329–342. Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine
  4. ^ Uetz, Peter. “Lamprophiidae”. The Reptile Database. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Pyron, R. A.; Burbrink, F.; Wiens, J. J. (2013). “A phylogeny and revised classification of Squamata, including 4161 species of lizards and snakes”. BMC Evolutionary Biology. 13: 93.
  6. ^ Streicher, J. W.; Ruane, S. (2018). “Phylogenomics of Snakes”. eLS. doi:10.1002/9780470015902.a0027476.
  7. ^ a b Figueroa, A.; McKelvy, A. D.; Grismer, L. L.; Bell, C. D.; Lailvaux, S. P. (2016). “A species-level phylogeny of extant snakes with description of a new colubrid subfamily and genus”. PLoS ONE. 11: e0161070.
  8. ^ a b Zheng, Y.; Wiens, J. J. (2016). “Combining phylogenomic and supermatrix approaches, and a time-calibrated phylogeny for squamate reptiles (lizards and snakes) based on 52 genes and 4162 species” (PDF). Mol. Phylogenet Evol. 94: 537–547.
  9. ^ Weinell, J. L.; Brown, R. M. (2017). “Discovery of an old, archipelago-wide, endemic radiation of Philippine snakes” (PDF). Mol. Phylogenet. Evol. 119: 144–150.
  10. ^ a b c d e f g The Reptile Database. www.reptile-database.org.