[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Thang điểm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hamhochoilatoi (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:35, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (→‎Phân loại học sinh theo thang điểm 10). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Thang điểm là thang đo quy định được tính bằng con số hoặc bằng chữ, dùng để đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên về học lực trong Hệ thống giáo dục của một quốc gia hay để đánh giá thí sinh trong các cuộc thi như trong thể thao, trong các cuộc thi sắc đẹp hay nhiều loại hình thi đua khác.

Thang điểm trong hệ thống giáo dục

Thang điểm 10

Là thang điểm trong đó điểm số của học sinh, sinh viên được cho từ 0 đến 10. Ở Việt Nam, thang điểm 10 được quy định trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân[1] và Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) do Bộ Trưởng Nguyễn Minh Hiển[2].

Phân loại học sinh theo thang điểm 10

Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh theo học kì và cả năm theo thang điểm 10:

1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh Trung học phổ thông chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;
  • Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.

3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh Trung học phổ thông chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;
  • Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.

4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

5. Loại kém: các trường hợp còn lại.[3]

Phân loại sinh viên theo thang điểm 10

Tiêu chuẩn xếp loại kết quả học tập của sinh viên dựa vào điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học: 1. Loại đạt:

  • Xuất sắc: Từ 9 đến 10
  • Giỏi: Từ 8 đến cận 9
  • Khá: Từ 7 đến cận 8
  • Trung bình khá: Từ 6 đến cận 7
  • Trung bình: Từ 5 đến cận 6

2. Loại không đạt:

  • Yếu: Từ 4 đến cận 5
  • Kém: Dưới 4[4]

Thang điểm chữ

Là thang điểm ghi bằng chữ được sử dụng tại nhiều trường Đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, thang điểm chữ được quy định tại Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) do Thứ trưởng Bành Tiến Long kí.[5]

Thang điểm chữ tại Việt Nam

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam, điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

1. Loại đạt:

  • A (8,5 - 10) Giỏi
  • B (7,0 - 8,4) Khá
  • C (5,5 - 6,9) Trung bình
  • D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu

2. Loại không đạt: F (dư¬ới 4,0) Kém[6]

Thang điểm 4

Là thang điểm được quy đổi từ thang điểm chữ.[7]

Thang điểm 4 tại Việt Nam

Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên theo hệ thống tín chỉ, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như¬ sau:

  • A tương ứng với 4
  • B tương ứng với 3
  • C tương ứng với 2
  • D tương ứng với 1
  • F tương ứng với 0[8]
Phân loại sinh viên theo thang điểm 4

Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, nh¬ư sau:

  1. Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  2. Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  3. Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  4. Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  1. Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
  2. Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.[9]

Chú thích

  1. ^ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Ban hành theo quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử bộ tư pháp, ngày 05 tháng 10 năm 2006
  2. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Ban hành theo quyết định số: 25/2006/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử bộ tư pháp, 26 tháng 06 năm 2006
  3. ^ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Ban hành theo quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử bộ tư pháp, ngày 05 tháng 10 năm 2006
  4. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Ban hành theo quyết định số: 25/2006/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử bộ tư pháp, 26 tháng 06 năm 2006
  5. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành theo quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15 tháng 8 năm 2007
  6. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành theo quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15 tháng 8 năm 2007
  7. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành theo quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15 tháng 8 năm 2007
  8. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành theo quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15 tháng 8 năm 2007
  9. ^ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành theo quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15 tháng 8 năm 2007