[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Trượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do JohnsonLee01 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 08:06, ngày 8 tháng 9 năm 2020 (Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:438F:990:60A3:83EC:C90B:BAA9 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Đơn vị đo
chiều dài
Việt Nam xưa

Hệ thập phân
Trượng
Ngũ
Thước
𡬷 Tấc
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Các đơn vị khác
...
... Dặm
... Sải

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam

Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt NamTrung Hoa.

Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.

Việt Nam

Trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo các tư liệu ghi chép và khảo cứu thì có ba loại thước chính: thước đo vải từ 0,6 đến 0,65 mét, thước đo đất khoảng 0,47 mét và thước nghề mộc từ 0,28 đến 0,5 mét[1][2][3][4]. Từ các loại thước trên để suy ra chiều dài các loại trượng tương ứng.

Ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước thành một loại thước ta bằng 0,40 mét[5]. Theo đó, một trượng dài 4 mét. Tuy nhiên, ở Trung Kỳ nước ta vẫn dùng chuẩn cũ với chiều dài 1 trượng = 4,7 mét.[6]

Khảo dị

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1988[1] (tr. 1093), 1 trượng cũng có thể được hiểu bằng 4 thước mộc, khoảng 1,70 mét.

Trung Hoa

Trong hệ đo lường cổ Trung Hoa, do thước Trung Quốc cổ dài khoảng 0,333 mét, một trượng Trung Hoa dài 3,33 mét.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Hoàng Phê (Chủ Biên), Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản KHXH. Hà Nội, 1988.
  2. ^ Lê Thành Khôi,Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo. 2000
  3. ^ Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Thừa Thiên. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Tập Biên Hòa, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.
  4. ^ Phan Thanh Hải, Thước cổ nhà Nguyễn
  5. ^ Trang 236, Việt Nam những sự kiện lịch sử; tác giả Dương Kinh Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1999
  6. ^ United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.