[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Châu Văn Mẫn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Châu Văn Mẫn
Chức vụ
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Đại diệnBà Rịa – Vũng Tàu
Ủy banPháp luật của Quốc hội
Chức vụUỷ viên
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2011)
Quốc tịch Việt Nam
Sinh11 tháng 8, 1950 (74 tuổi)
Thăng Bình, Quảng Nam, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaChâu Văn Xinh
MẹHà Thị Hiền
Học vấnTiến sĩ
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Công an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Trung tướng
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Vì an ninh Tổ quốc Huy chương Vì an ninh Tổ quốc

Châu Văn Mẫn (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1950) là một sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam hàm trung tướng. Ông từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Văn Mẫn, tên khai sinh là Châu Văn Đẹp, sinh ngày 11 tháng 8 năm 1950 tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng.[1] Bà nội của ông là cụ Nguyễn Thị Bồn – được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 3 người chú của ông là Châu Văn Học, Châu Văn Nhi, Châu Văn Là và anh ruột của ông là Châu Văn Minh đều là liệt sĩ; mẹ của ông là bà Hà Thị Hiền (1924–2016),[2] cha ông là Châu Văn Xinh, tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương trong kháng chiến chống Mỹ; gia đình của ông đã được tặng danh hiệu “Gia đình cách mạng vẻ vang”.[3] Năm 15 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm nhiệm vụ giao liên, thu thập và chuyển các tin tức tình báo. Đến năm 19 tuổi, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[4] Đầu năm 1970, sau khi đường dây liên lạc bị lộ, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ và giam cầm tại nhà tù Buôn Ma Thuột, sau đó đưa ra giam giữ tại nhà tù Côn Đảo vào tháng 4 cùng năm.[3][5] Tại đây, ông thường xuyên đối mặt với nhiều cuộc đánh đập, tra tấn và bị giam giữ cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.[6][7]

Sau năm 1975, ông tình nguyện ở lại Côn Đảo suốt 7 năm và công tác trong ngành an ninh tại Công an Đặc khu Vũng TàuCôn Đảo (sau là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), thăng dần lên chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[6][8] Ông còn trở thành đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[9]

Cuối năm 2000, ông được điều động Phó Tổng cục trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng cục Xây dựng lực lượng, kiêm Phó ban chỉ huy An ninh cụm II (miền TrungTây Nguyên), ông đã giữ các chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2011.[4] Châu Văn Mẫn được thăng lên quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, rồi Trung tướng, ngoài ra, ông có trình độ nghiệp vụ Thạc sĩ, Tiến sĩ Luật học.[3] Hiện nay, ông là chủ tịch Hội đồng hương Quảng NamĐà Nẵng tại Bà Rịa – Vũng Tàu.[10]

Ngày 17 tháng 10 năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[11]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Khiêm (15 tháng 12 năm 2019). “Chuyện về vị tướng công an từng bị giam ở nhà tù Côn Đảo”. Xây dựng Đảng. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Báo CAND (29 tháng 8 năm 2016). “Thân mẫu đồng chí Trung tướng Châu Văn Mẫn từ trần”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b c Thiên Kim (7 tháng 8 năm 2015). “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Châu Văn Mẫn: Chưa bao giờ nguôi quên”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Ánh Phương (6 tháng 9 năm 2015). “Tướng Châu Văn Mẫn: Người tù Côn Đảo nghe đài”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Văn Hào (30 tháng 4 năm 2016). “Đoàn cán bộ Công an hưu trí thăm Côn Đảo”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b Nguyễn Thị Thao (26 tháng 7 năm 2023). “Châu Văn Mẫn – vị tướng đẹp trong lòng dân”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Nguyễn Hồng Lam (28 tháng 4 năm 2015). “Chặn đứng âm mưu thủ tiêu tù chính trị Côn Đảo”. Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Phương Nam (27 tháng 7 năm 2017). “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Châu Văn Mẫn: Một lòng kiên trung với cách mạng”. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X: Châu Văn Mẫn”. Văn phòng Quốc hội. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Phan Vinh (28 tháng 4 năm 2015). “Trung tướng Châu Văn Mẫn tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại Bà Rịa – Vũng Tàu”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Trung Hiếu (21 tháng 12 năm 2011). “Trao tặng Trung tướng Châu Văn Mẫn danh hiệu Anh hùng LLVTND”. An ninh Thủ đô. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]