[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Goojje

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoa tặng bất hợp pháp (非法献花) bị bỏ lại bên ngoài trụ sở Google Trung Quốc sau khi họ nhận được thông báo có thể phải rời khỏi đất nước này.

Goojje (tiếng Trung: ; Hán-Việt: Cốc Thư; bính âm: Gǔjiě, phát âm tiếng Trung: [ku˧˥tɕjɛ˨˩]) là trang web giả mạo của Google Trung Quốc, khuyến khích trang web thật tiếp tục trực tuyến và tuân thủ kiểm duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Trang web này được tạo ra sau khi các giám đốc điều hành của Google công khai đe dọa đóng cửa trang web tiếng Trung sau cuộc tấn công mạng mang tên Chiến dịch Ánh ban mai nhằm vào Google Trung Quốc,[2] mà một số chuyên gia an ninh mạng tin rằng có thể đến từ bên trong Trung Quốc như trong hoạt động gián điệp mạng GhostNet. Goojje được thành lập vào ngày 14 tháng 1 năm 2010 cũng cho phép thực hiện tìm kiếm nhưng xem ra sử dụng Google và Baidu để thực hiện tìm kiếm trên thực tế. Google từng yêu cầu Goojje ngừng sử dụng logo của mình nhưng Goojje đã từ chối cho đến tận năm 2011.[3]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Google trong tiếng Trung là 谷歌 (pinyin: Gǔgē), phiên âm mà không quan tâm đến ý nghĩa "bài ca thung lũng" của nó. Tên tiếng Trung của Goojje có thể được hiểu nghĩa là "em gái của Google". Âm vị jje bắt nguồn từ từ dành cho chị gái "jie jie (姐姐)", phản ánh âm tiết cuối cùng (歌) của Google nghe giống như "ge ge (哥哥)" (anh trai).

Người ta nói rằng Goojje được một người phụ nữ say mê Google tạo ra. Do việc Google rút khỏi Trung Quốc nên cô quyết định xây dựng Goojje để tưởng nhớ nó. Tuyên truyền của trang web này là "Goojje, nỗi cô đơn bị loại bỏ hoàn toàn".

Nhân viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả nhân viên của Goojje đều thuộc thế hệ sinh sau thập niên 1980. Goojje dường như chỉ có duy nhất một người điều hành là nữ sinh viên đại học quê quán Quảng Đông tên gọi Hoàng Huỳnh Huyễn (黄炯炫).[4] Cô tuyên bố vào tháng 2 năm 2010 rằng trang web này vẫn chưa có lãi.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Google 'sister' launches in China”. BBC News. 27 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ “Google's "older sister" in China urges it to stay”. Reuters. 27 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ a b Jie, Yan, "Goojje 'will not change'", China Daily, February 10, 2010.
  4. ^ “Google's shanzhai sister Goojje implores it to stay”. Gothamist. 28 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]