Gaslighting
Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.[1][2] Ví dụ hành vi gaslighting còn có thể kể đến: dùng những từ ngữ có tính chất tiêu cực, tổn thương với nạn nhân, phủ nhận sự việc đã từng xảy ra hay dựng chuyện. Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch, phim cùng tên là Gaslight và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý nói chung cũng như tâm lý trị liệu nói riêng.[3][4]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Trong vở kịch Gaslight (năm 1938), còn được biết đến dưới tên Angel Street ở Mỹ và phim phỏng theo cùng tên (công chiếu năm 1940 và 1944,) một loạt những hành vi lạm dụng tâm lý có hệ thống của nhân vật chính (Mr. Manningham) với vợ (Mrs. Manningham) đã khởi nguồn cho việc sử dụng thuật ngữ. Cốt truyện diễn ra như sau: người chồng ra sức thuyết phục mọi người và chính vợ mình rằng cô ta bị điên bằng cách thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm hoặc trí nhớ có vấn đề khi có chỉ ra sự khác biệt. Khi người chồng đang truy tìm báu vật ở mái nhà, người vợ nhận ra chiếc đèn sáng lờ mờ và sắp sửa hết ga nhưng người chồng không công nhận điều đó và cho rằng vợ mình đang ảo tưởng, từ đó dẫn đến tên vở kịch.
Thuật ngữ gaslighting bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1960[5] để miêu tả hành động lạm dụng nhận thức nạn nhân. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1980 về lạm dụng tình dục trẻ em, Florence Rush đã bình luận phim Gaslight (năm 1944) như sau: "kể cả ngày nay người ta cũng sử dụng từ 'gaslighting' để miêu tả hành vi phá hoại khả năng phán đoán của người khác."[6]
Thí dụ thực tế
[sửa | sửa mã nguồn]Psychopath cũng như những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội (như narcissism,..) là đối tượng chính thực hiện gaslighting. Họ không có khả năng tôn trọng những giá trị đạo đức và hành vi ứng xử xã hội căn bản; vi phạm luật pháp, lạm dụng người khác dưới vỏ bọc quyến rũ, ga lăng, thuyết phục để liên tục nói dối và phủ nhận những hành vi sai trái, khiến nạn nhân trở nên nghi ngờ nhận thức của mình[7]
Trong lạm dụng thể xác, người vợ/chồng có thể gaslight vợ/chồng - nạn nhân của mình bằng cách chối bỏ sự thật rằng họ đã bị hành hạ.[4]
Gaslighting cũng thường xuất hiện trong giai đoạn ngoại tình của kẻ lạm dụng trong mối quan hệ vợ chồng (hoặc tình cảm nói chung): "Nhà trị liệu có thể hiểu lầm một số hành vi của người vợ qua đó gia tăng mức độ stress của nạn nhân. [...] Hành vi gaslighting của người chồng dần dần khiến người vợ mắc một số chứng bệnh tâm lý (như lo lắng, trầm cảm,...) hay trong trường hợp xấu nhất là tự tử.[8]
Ngoài ra, gaslighting cũng có thể diễn ra giữa trên nhiều mối quan hệ khác như: cha mẹ - con cái, đồng nghiệp,... với một hoặc cả hai bên nói dối để làm giảm phán đoán thực tế của đối phương.[9] Không những thế, gaslighting còn xảy ra giữa nhân viên và bệnh nhân bệnh viện tâm thần.[10]
Tiếp nhận tâm lý
[sửa | sửa mã nguồn]Trong bài báo nổi tiếng Some Clinical Consequences of Introjection: Gaslighting (xuất bản năm 1981), Calef và Weinshel lập luận rằng gaslighting còn bao gồm cả hành động phóng chiếu và tiếp nhận xung đột tâm lý từ kẻ lạm dụng chuyển sang nạn nhân.[11]
Tác giả bài báo nói trên đưa ra một loạt những lý do nhằm giải thích tại sao nạn nhân "có xu hướng phối hợp, học hỏi cũng như tin vào mục đích và hành vi lạm dụng (gaslighting) từ kẻ lạm dụng," và kết luận rằng gaslighting có thể là "một hành động có cấu trúc cực kỳ phức tạp đến từ sự tập hợp nhiều mặt của tâm lý con người."[11]
Phản ứng lại gaslighting
[sửa | sửa mã nguồn]Hilde Lindermann nhấn mạnh rằng trong những hoàn cảnh như vậy (bị gaslight), khả năng nạn nhân chống lại hành vi lạm dụng phụ thuộc vào "độ tin tưởng bản thân của họ."[12] Bằng cách tạo ra những cách giải thích khác, nạn nhân có thể lấy lại nhận thức của mình.[12]
Tác hại
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn 1: Hoài nghi về suy nghĩ của mình. Lúc này họ sẽ tin lời của kẻ lạm dụng họ và cho rằng những suy nghĩ của mình là vô lý.
Giai đoạn 2: Ở đó, bạn đang bảo vệ bản thân khỏi sự thao túng của kẻ lạm dụng bạn. Bạn sẽ liên tục nghiền ngẫm và nhớ lại những gì người khác làm bạn tổn thương. Và tốn thời gian vào việc vô bổ để chứng minh người khác sai.
Giai đoạn 3: Trầm cảm. khi bạn đến giai đoạn này thì bạn cảm thấy thiếu niềm vui một cách rõ ràng, bạn hầu như không nhận ra được chính mình nữa. Một số hành vi của bạn có cảm giác thực sự xa lạ.
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong những lần sử dụng sớm nhất của thuật ngữ này trên truyền hình là trong tập phim năm 1952 của The Burns and Allen Show có tựa đề "Gracie Buying Boat for George".[13]
Album Two Against Nature, phát hành năm 2000 của Steely Dan có bài hát "Gaslighting Abbie."[14] Hai nhạc sĩ Walter Becker và Donald Fagen giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng tiêu đề bài hát đề cập tới gaslighting như một hình thức lạm dụng tâm lý và có liên quan tới phim Gaslight (năm 1944); bình luận: "Không hiếm những trường hợp người phụ nữ buộc tội bạn trai gaslight mình. Nhưng lời buộc tội đó thường chính xác."[14]
Nhà sản xuất phim người Anh Adam Curtis gợi ý rằng "chiến tranh lạnh" (miêu tả bởi Vladislav Surkov, cố vấn của tổng thống Nga Vladimir Putin) là một hình thức của gaslighting diễn ra trong tranh giành quyền lực chính trị. [15]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "Gas-lighting - Definition and More from the Free Merrian-Webster Dictionary".(bằng tiếng Anh)
- ^ Dorpat, T.L. (1994).
- ^ Dorpat, Theodore L. (1996).
- ^ a b Jacobson, Neil S.; Gottman, John M. (1998-03-10). tr. 129
- ^ "gaslight".
- ^ Rush, Florence (February 1992).
- ^ Stout, Martha (2006-03-14).
- ^ Gass, G.Z.; Nichols, W.C. (1988).
- ^ Cawthra, R.; O'Brian, G.; Hassanyeh, F. (April 1987).
- ^ Lund, C.A.; Gardiner, A.Q. (1977).
- ^ a b Weinshel, Edward M. (January 2003).
- ^ a b Nelson, Hilde L. (March 2001).
- ^ Chetwynd, Josh (2017). Totally Scripted: Idioms, Words, and Quotes From Hollywood to Broadway That Have Changed the English Language. Lyons Press. ISBN 978-1-63076-282-7.
- ^ a b Donald Fagen; Walter Becker (2000-02-29).
- ^ "Oh dear"-ism II - Non-Linear War, Charlie Brooker's 2014 Wipe, ngày 30 tháng 12 năm 2014
Nguồn sách dùng trong bài
[sửa | sửa mã nguồn]- Jacobson, Neil S.; Gottman, John M. (ngày 10 tháng 3 năm 1998). When Men Batter Women: New Insights into Ending Abusive Relationships. Simon and Schuster. ISBN 978-0-684-81447-6. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
- Dorpat, Theodore L. (1996). Gaslighting, the Double Whammy, Interrogation, and Other Methods of Covert Control in Psychotherapy and Psychoanalysis. Jason Aronson. ISBN 978-1-56821-828-1. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
- Rush, Florence (tháng 2 năm 1992). The Best-kept Secret: Sexual Abuse of Children. Human Services Institute. ISBN 978-0-8306-3907-6.
- Stout, Martha (ngày 14 tháng 3 năm 2006). The Sociopath Next Door. Random House Digital. ISBN 978-0-7679-1582-3.
- Weinshel, Edward M. (tháng 1 năm 2003). Wallerstein, Robert S. (biên tập). Commitment and Compassion in Psychoanalysis: Selected Papers of Edward M. Weinshel. Analytic Press. tr. 83. ISBN 978-0-88163-379-5.
- Nelson, Hilde L. (tháng 3 năm 2001). Damaged identities, narrative repair. Cornell University Press. tr. 31–32. ISBN 978-0-8014-8740-8. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.