[go: nahoru, domu]

Bước tới nội dung

Gỏi bồn bồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Gỏi bồn bồn là một món ăn miền Tây Nam bộ. Là món ăn thông dụng ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau.

Giới thiệu khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]
Là một loại cây mọc hoang ở những vùng đất thấp, phèn. Bồn bồn là ăn đặc sản của vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu. có nhiều hình thức, cách chế biến. Cách chế biến thông dụng và đơn giản nhất là làm gỏi.
Gỏi bồn bồn là một món khai vị kết hợp của các vị mặn, ngọt, chua, cay giúp kích thích vị giác, tạo cho người ăn cảm giác ngon miệng khi đang ăn, góp phần tăng độ ngon của các món ăn khác trong bữa ăn.
Bồn bồn dùng để làm gỏi là Dưa bồn bồn hoặc Bồn bồn tươi đều được. Làm với bồn bồn tươi sẽ giúp món ăn có vị ngọt thanh hơn và ngon hơn.
Các loại thức ăn có thể kết hợp với bồn bồn để làm Gỏi bồn bồn: thịt ba chỉ, lỗ tai heo, tôm luộc, gà... tùy theo sở thích của người ăn mà phối hợp.
Là món ăn có thể phù hợp với rất nhiều đối tượng, dễ đổi mới.

Nguyên Liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần gỏi

[sửa | sửa mã nguồn]
• Tôm tươi: 250gr
• Thịt ba chỉ: 150gr
• Lỗ Tai Heo: 150gr
• Bánh phồng tôm: 50gr
• Bồn bồn: 300gr
• Đậu phộng rang: 50gr
• Hành phi: 20gr
• Hành trắng: 50gr
• Cà rốt: 50gr
• Rau răm: một ít (tùy sở thích)

Phần nước trộn gỏi

[sửa | sửa mã nguồn]
• Nước cốt chanh
• Nước mắm
• Đường
• Muối

Nước chấm

[sửa | sửa mã nguồn]
• Nước cốt chanh
• Nước mắm
• Đường
• Tỏi
• Ớt

Cách chế biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần Gỏi

[sửa | sửa mã nguồn]
• Tôm luộc chín, bóc vỏ để nguội.
• Thịt, lỗ tai heo luộc chín, cắt mỏng, để nguội.
• Đậu phộng rang giã nhuyễn.
• Bồn bồn loại bỏ những cọng già, rửa sạch, cắt vừa ăn.
• Hành trắng cắt sợi.
• Cà rốt gọt võ, cắt sợi.
• Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.
• Bánh phồng tôm chiên chín.

Phần nước chấm

[sửa | sửa mã nguồn]
• Ớt, tỏi băm nhuyễm

Hoàn thành

[sửa | sửa mã nguồn]
• Trộn các nguyên liệu làm gỏi với nhau sau đó cho từ từ nước trộn vào, trộn điều đến khi nếm vừa ăn.
• Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm cho vừa ăn.
• Dọn thức ăn ra dĩa và trang trí.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]