Tạo sản phẩm tin tức
Thiết kế, tạo mẫu và thử nghiệm sản phẩm tin tức
Tạo sản phẩm tin tức
Sản phẩm tin tức là gì?
Sản phẩm tin tức (chẳng hạn như bài viết, bản tin, podcast, trang web tin tức hoặc ứng dụng) là những sản phẩm cung cấp thông tin cho người dùng/độc giả.
Cách tạo sản phẩm tin tức theo quy trình thiết kế chạy nước rút
Quy trình thiết kế chạy nước rút là một phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách thiết kế, tạo mẫu và thử nghiệm ý tưởng với khách hàng mục tiêu, theo hướng tiết kiệm và thực tế nhất có thể.
Quy trình thiết kế chạy nước rút gồm các bước nào?
- Tìm hiểu
- Lên ý tưởng
- Quyết định
- Tạo mẫu
- Xác thực
Tìm hiểu về khách hàng và nhu cầu của họ
Đầu tiên, hãy xác định:
- Khách hàng mục tiêu
- Những vấn đề bạn có thể xử lý giúp họ
- Sự khác biệt trong cách bạn đáp ứng nhu cầu của họ là gì?
Tìm hiểu thêm trong bài học Tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn.
Lên ý tưởng
Sau khi bạn xác định rõ nhu cầu của khách hàng, hãy lên ý tưởng về giải pháp và tạo bản nháp cho các sản phẩm tin tức khả dụng. Một ý tưởng đúng đắn cần nêu bật được những tính năng quan trọng nhất và trực tiếp giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Nếu bạn có một đội nhóm, hãy xử lý độc lập các bản nháp để khuyến khích mọi người đưa ra ý tưởng mới.
Bản nháp có thể là:
- Phiên bản mẫu của bản tin
- Video ngắn đề cập đến một chủ đề, chẳng hạn như sự kiện tại địa phương
- Một tập podcast dài 10 phút
💡Phương pháp hay nhất: Thực hiện bài tập Crazy 8's của Google Design Sprint, cụ thể là phác thảo 8 ý tưởng trong 8 phút.
Quyết định
Tiếp theo, hãy bầu chọn hoặc đánh giá theo các tiêu chí cụ thể để quyết định xem nên triển khai (các) ý tưởng nào.
Bạn có thể chọn ra một ý tưởng (lựa chọn tốt nhất) hoặc vài ý tưởng rồi so sánh chúng với nhau (loại bỏ dần đến khi còn 1 ý tưởng cuối). Đây là cách tiếp cận do Google Ventures phát triển:
Lựa chọn tốt nhất:
- Phù hợp nhất với các sản phẩm thông dụng
- Tạo điều kiện để bạn phát triển một ý tưởng theo cách trọn vẹn hơn
- Giúp bạn có thêm thời gian để đặt câu hỏi về các sản phẩm tương tự
Loại bỏ dần đến khi còn 1 ý tưởng cuối:
- Phù hợp nhất với các sản phẩm mới, có kỳ vọng thấp hơn
- Tạo điều kiện để bạn so sánh các ý tưởng với nhau
- Khơi gợi thêm nhiều ý tưởng độc đáo hoặc bất ngờ
Tạo mẫu: Tạo một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP)
Sau khi đã chọn được ý tưởng, hãy tạo một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP).
Sản phẩm khả dụng tối thiểu hay còn gọi là MVP:
- Có các tính năng cơ bản để xem trước công dụng của sản phẩm
- Giúp thử nghiệm các giả định
- Tạo điều kiện để bạn thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng
- Giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc
- Làm giảm nguy cơ thất bại
Tôi nên cân nhắc điều gì khi tạo MVP?
- Tần suất: Bạn cần xuất bản bao lâu một lần (hằng ngày, hằng tháng hay hằng tuần) để thu thập ý kiến phản hồi?
- Nền tảng: Cách tiết kiệm nhất và nhanh nhất để thử nghiệm ý tưởng là gì? Bạn có thể gửi email cho khách hàng hoặc quay video trên điện thoại không?
- Phạm vi: Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là gì? Những tính năng nào thực sự cần thiết?
💡Các phương pháp hay nhất
- Chỉ đưa vào MVP các tính năng chính cần thiết để mang lại giá trị cho khách hàng
- Nêu rõ mục tiêu của bạn ngay từ đầu.
- Quyết định điều bạn muốn xác thực và cách đo lường.
- Ấn định ngày đánh giá kết quả để đảm bảo thử nghiệm diễn ra theo đúng kế hoạch.
Xác thực: Thử nghiệm MVP
Bạn có thể thử nghiệm MVP thông qua:
- Chương trình thí điểm, cụ thể là mời khách hàng thử nghiệm sản phẩm của bạn
- Quảng cáo, để đo lường xem sản phẩm của bạn có phù hợp hay không
- Chương trình quảng bá, để thu thập ý kiến phản hồi hoặc để tạo nhu cầu
- Cuộc phỏng vấn, để tìm hiểu xem khách hàng đánh giá cao yếu tố nào
- Hoạt động huy động vốn cộng đồng hoặc bán trước, để đánh giá mức độ quan tâm
💡Phương pháp hay nhất: Thử nghiệm quảng cáo trên vài nền tảng quảng cáo và theo dõi số lượt nhấp để xem liệu sản phẩm của bạn có phù hợp với khách hàng hay không.
Xác thực: Tuyển chọn người tham gia
Sau khi bạn tạo MVP, hãy xác thực ý tưởng của mình dựa trên ý kiến phản hồi của khách hàng. Để tuyển chọn người tham gia các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc theo nhóm, bạn có thể
- Tiếp cận trực tiếp qua email, mạng xã hội hoặc trò chuyện với mọi người tại các sự kiện
- Áp dụng hình thức truyền thông lan truyền, chẳng hạn như xuất hiện trong vai trò khách tham gia một podcast hoặc viết bài đăng trên blog dưới vai trò khách
- Đặt quảng cáo, chẳng hạn như trong các ấn phẩm địa phương, trung tâm cộng đồng hoặc trên mạng xã hội
💡Các phương pháp hay nhất
- Tuyển chọn ít nhất 100 người tham gia
Nhắm đến nhóm khách hàng cụ thể bằng cách dùng Google Ads để tuyển chọn người tham gia.
Xác thực: Đánh giá bài thử nghiệm
Để đánh giá xem MVP của bạn có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không, hãy xem xét các thông tin sau về họ:
- Hành vi: Người tham gia có tương tác với MVP của bạn nhiều lần không?
- Ý kiến phản hồi: Người tham gia có cho biết họ đánh giá cao MVP trong các cuộc khảo sát và phỏng vấn không?
- Phạm vi tiếp cận: Số lượng kiểu khách hàng mà MVP tiếp cận đã tăng lên, ít đi hay vẫn như cũ?
Dựa trên ý kiến phản hồi của khách hàng, bạn có thể:
- Tiếp tục nếu khách hàng cho rằng MVP có giá trị và bạn biết lý do họ thấy như vậy.
- Điều chỉnh MVP để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Xác định lại nếu MVP của bạn không đạt được thành công ngay từ đầu hoặc chuyển sang ý tưởng khác.
💡Phương pháp hay nhất: Tìm các xu hướng trong ý kiến phản hồi của khách hàng để xác định những vấn đề hoặc tính năng mới.
-
-
Xác định mô hình doanh thu
Bài họcĐa dạng hoá doanh thu bằng gói thuê bao, quảng cáo và nhiều phương thức khác